DTL là đất gì? Nguyên tắc sử dụng đất DTL?

DTL là ký hiệu viết tắt của Đất thủy lợi, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nhằm phục vụ cho các nhu cầu về hoạt động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của người dân theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013.
  1. 24/02/2023
  2. 155

DTL là đất gì? Mục đích và nguyên tắc sử dụng đất DTL? Cùng Muadat.vn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

DTL là đất gì?

Theo Luật đất đai 2013 quy định: Đất DTL (Đất Thủy Lợi) được sử dụng để xây dựng các công trình thủy lợi, phục vụ lao động sản xuất, nhu cầu sinh của người dân. Đất DTL không bao gồm đất xây dựng các công trình hoạt động dưới lòng đất, trên không, không sử dụng đến đất bề mặt.

Các công trình bao gồm:

  • Hệ thống đê điều, hệ thống đường ống cấp nước, thoát nước, tưới nước và tiêu nước (bao gồm cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đã được thu hồi).
  • Các công trình thủy lợi đầu mối: nhà máy nước, trạm xử lý nước thải, trạm điều hành, trạm bơm nước (bao gồm cả nhà kho, cơ sản sản xuất - sửa chữa - bảo trì công trình thủy lợi trong pham vi).
  • Cống, đập, hồ, bờ kè chứa nước phục vụ cho hoạt động thủy lợi.

DTL là ký hiệu đất thường thấy trên bản đồ địa chính

DTL là ký hiệu đất thường thấy trên bản đồ địa chính

Nguyên tắc sử dụng đất DTL

Đất DTL là một loại đất phi nông nghiệp do đó chỉ được sử dụng vào các mục đích xây dựng những công trình thủy lợi chứ không được mua bán đất. 

3 nguyên tắc sử dụng đất DTL cần lưu ý:

  • Thứ nhất: đất DTL phải được sử dụng đúng mục đích theo tinh thần của Luật Đất đai 2013. Không sử dụng đất thủy lợi để thi công hoặc phục vụ cho những mục đích trái pháp luật. Bất kỳ công trình xây dựng trái phép nào cũng sẽ bị dỡ bỏ, chịu các mức phạt theo quy định hiện hành.
  • Thứ hai: Xây dựng theo đúng diện tích được cho phép, theo đúng quy hoạch, không có bất kỳ hành vi xâm lấn nào sang khu vực đất bên cạnh.
  • Thứ ba: Chỉ thiết kế xây dựng khi có sự được cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo kịp thời mọi vấn đề phát sinh để giải quyết theo luật định.

Ngoài ra, việc nắm bắt được trách nhiệm của các bên sẽ đảm bảo việc sử dụng đất thủy lợi là đúng với pháp luật, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng đất DTL

Trách nhiệm của cơ quan chức năng

  • Khi muốn xây dựng các công trình thủy lợi trên đất này thì phải làm đầy đủ các hồ sơ cần thiết, trình cơ quan có thẩm quyền để được phê duyệt.

  • Đảm bảo phải trung thực và nghiêm túc trong quá trình khai báo hồ sơ, thực hiện xây dựng và sử dụng các công trình trên đất thủy lợi.

  • Phải đảm bảo vấn đề an toàn môi trường cho khu vực đất thủy lợi mà mình sử dụng, không xả chất thải và rác ra các công trình thủy lợi công cộng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân và nông sản trên địa bàn.

  • Khi có bất kỳ hồ sơ xây dựng trên đất thủy lợi nào, cần tiến hành đi kiểm tra thực địa, các định vị trí và diện tích; đồng thời, kiểm tra kỹ về thông tin hồ sơ và những thủ tục liên quan.

  • Giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thi công, kịp thời nắm bắt và giải quyết các vướng mắc.

  • Xử lý nghiêm khắc các gia đình sử dụng đất thủy lợi không đúng mục đích và thu hồi đất khi có quyết định từ cơ quan nhà nước.

nguyên tắc sử dụng đất DLT

Nguyên tắc sử dụng đất DTL được thực hiện theo Luật đất đai 2013

Thủ tục Đăng ký đất đai lần đầu đối với đất thủy lợi DTL

Khoản 2 Điều 26 quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: “ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Theo Điều 71 NĐ 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý, để đăng ký đất đai lần đầu đối với đất thủy lợi, người sử dụng chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký, cấp GCN đất lần đầu.

  • Giấy tờ quy định tại quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất để quản lý (nếu có).

  • Sơ đồ công trình xây dựng hoặc trích đo địa chính thửa đất, khu đất được giao quản lý (nếu có).

Hồ sơ được nộp về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất.

Mức phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm đất DTL

Khoản 1 Điều 3 trong Nghị định số 102/2014/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính được thông tin cụ thể như sau:

Đối với những hành vi vi phạm về việc sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi thì sẽ được xử lý theo hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tùy theo từng tính chất và mức độ vi phạm, các cá nhân và tổ chức vi phạm còn bị xử lý phạt bổ sung gồm:

  • Tước giấy phép sử dụng bao gồm: giấy phép hoạt động công trình thủy lợi, hoạt động liên quan đến đê điều.

  • Tịch thu phương tiện và tang vật được sử dụng để vi phạm quy định.

Mức phạt được quy định bao gồm:

  • Mức phạt tối đa đối với những hành vi vi phạm hành chính: 100.000.000 VNĐ.

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 300.000VNĐ đối với hành vi gây cản trở dòng chảy.

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 400.000VNĐ đối với các hành vi xâm lấn.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ đối với hành vi hoạt động không giống giấy phép.

  • Phạt tiền từ 2,000,000 - 5.000.000 VNĐ đối với hành vi không trung thực trong việc khai báo, báo cáo hoạt động của công trình.

  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ đối với hành vi xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gia súc - gia cầm, lò gạch, lò vôi, vi phạm mốc chỉ giới và nuôi trồng hải sản trái phép.

  • Phạt tiền từ 20.000.000 - 3.000.000 VNĐ đối với các hành vi xây dựng đường ống dẫn dầu, hệ thống thoáng nước, cáp điện, khảo sát địa chất, khai thác khoáng sản, khai thác vật liệu, xây nhà ở, nơi sản xuất, chôn chất thải trái phép.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đất DTL, hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất, giải đáp được thắc mắc đất DTL là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!


Chat ngay