DDT là đất gì? Quy định sử dụng đất DDT

DDT là đất có di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. DDT được đánh giá là loại đất có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa Việt, chính vì vậy đây là khu vực được xếp vào danh mục cần được bảo vệ. Đồng thời, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  1. 04/04/2023
  2. 158

DDT là đất gì? Nguyên tắc và quy định sử dụng đất DDT như thế nào? Cùng Muadat.vn tìm hiểu trong bài dưới đây nhé!

DDT là đất gì?

DDT là ký hiệu thể hiện khu đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ.
Loại đất này sẽ bao gồm các công trình mang tính chất lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh như: Diện tích mặt nước, vườn cây và diện tích làm nơi bán đồ lưu niệm, khách sạn, nhà nghỉ, nơi bán vé… nằm trong khu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.
Đất DDT không bao gồm đất có di tích lịch sử - văn hoá đang sử dụng vào mục đích đất ở, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đất rừng đặc dụng và các loại đất phi nông nghiệp khác.

DDT là đất có di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

DDT là đất có di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

Quy định sử dụng đất DDT

Quy định đối với cơ quan/Đơn vị quản lý đất DDT
Những quy định này được nêu rõ tại Khoản 1, điều 158 Luật đất đai năm 2013, cụ thể như sau: 

  • Đối với đất danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, được pháp luật quy định và cấp phép về di sản văn hóa, quyền sử dụng đất do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính.
  • Đối với đất không thuộc quy định tại điểm trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích.
  • Trong trường hợp đất bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất DDT
Về việc chuyển mục đích sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, DDT phải có sự bàn bạc, xem xét của Nhà nước và cơ quan quản lý di tích lịch sử – văn hóa. Nếu tự ý chuyển đổi, sử dụng đất DDT trái quy định thì người sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, dỡ bỏ công trình và trả lại tình trạng ban đầu.
Vì vậy, nếu có kế hoạch chuyển đổi đất thì phải thông qua các cơ quan, ban ngành trước để được thẩm tra, xem xét và chấp thuận cho chuyển đổi.

Quy định sử dụng đất DDT được cập nhật chi tiết tại Luật đất đai 2013

Quy định sử dụng đất DDT được cập nhật chi tiết tại Luật đất đai 2013

Quy định về đóng thuế đất của đất có di tích lịch sử văn hoá
Theo quy định tại Điều 2, Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất DDT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng cho mục đích công cộng. Vì thế loại đất này không phải đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Quy định về việc kinh doanh trên đất DDT
Theo thông tin tổng hợp, người dân được phép kinh doanh trên đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT nếu được sự cho phép của cơ quan quản lý di tích; được phép kinh doanh nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch thuộc khuôn viên khu di tích lịch sử – văn hoá.
Tuy nhiên, phải được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ.

Đất DDT có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa nước nhà, vì vậy luôn có những quy định bảo tồn nghiêm ngặt. Trên đây là những thông tin cơ bản quan trọng về đất DDT cần biết, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc DDT là đất gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
 

Chat ngay